Mấy hôm nay trên nhiều tờ báo cả nước có đăng tin nữ nhà văn Nguyễn Thị Bich Nga mà không ít cư dân ở hai mạng BLTV & VNWEBLOGS đều quen biết lại một lần nữa đạt giải cuộc thi sáng tác văn học cho trẻ em. Đại sứ quán Đan Mạch NXB Kim Đồng và Hội nhà văn Hà Nội đã trao giải nhất cho truyện ngắn Thầy Lang Hai Mặt của Nguyễn Thị Bich Nga vào chiều 2/12 tại Hà Nội. Đúng là Bích Nga có tâm hồn rất trẻ thơ nên viết truyện cho thiếu nhi rất hay. Chúc mừng Bích Nga nhé!
Giấc mơ Phai - Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh - Nhạc Trung Kim - Ca sĩ Hồng Hạnh - Hòa âm & Phối khí Vĩnh Hà
Nguyên bản bài thơ:
TÀN PHAI Khi ánh trăng sắp tan ra trong đêm nguyệt thực Bầy chim ngủ yên trên cành cũng hối tiếc bay đi Bay về phía bầu trời vô định bay về đâu trong đêm mịt mù Mùi hoa sữa sau vườn cũng bay đi bay mất ánh trăng Một chút tàn phai còn lại với mình tôi giá lạnh
Giấc ngủ vẫn từng đêm chập chờn không còn mơ thấy gì Không còn biết ai đã đạp vào cơn mơ hạnh phúc Đêm cứ thế tan ra ngày cứ thế trôi qua tẻ nhạt Ánh trăng ngày xưa từ đó cũng tan dần...
Khi ngồi nhớ lại quên ngày mong nhớ Khi nỗi buồn lấn hết những ngày vui Không còn biết tiếng chim lạc bầy kêu khản giọng Bay về đâu khi trăng vỡ tan rồi
Khi em cầm ngọn gió cuối thu Chiếc lá vàng rơi vào bài thơ tình phai nhạt Em đừng chạm hồn tôi một nỗi niềm ẩn khuất Đâu phải là nơi dừng chân mà chỗ cuối của con đường
Xin cũng đừng bội ước với dòng sông Nơi ấy vẫn là nơi em đến Vẫn là suối nguồn chảy ra biển lớn Là bến sông xưa em neo đậu mưa chiều
Xin đừng vấp tiếng chim kêu Vỡ tan giai điệu mùa thu mượt mà trong trẻo Đừng để khi trở về nơi vườn hương cũ Tiếng chim lạ rồi mất giọng thơ xưa.
* Ca khúc Giấc Mơ Phai được phổ từ bài thơ TÀN PHAI
Bài học từ Huế ( Bài đăng trên báo Người Lao Động số ra hôm nay 1/11/2008)
Vì
nghèo đói mà có không ít bé gái 13-14 tuổi đã phải lấy chồng sinh con
bán con rồi đi vào con đường mại dâm hoặc phạm pháp phải tù tội là
thực tế đang diễn ra ở một khu tái định cư của TP Huế (Báo NLĐ ngày
24-11 đã phản ánh qua bài "Nỗi đau từ một vùng tái định cư"). Hàng chục
hộ dân vốn cư ngụ dưới gầm cầu được di dời đến nơi khác nhưng không có
công ăn việc làm thiếu đất đai sản xuất nên rơi vào tình trạng thất
nghiệp đói nghèo và mau chóng trở thành điểm nóng về tệ nạn xã hội rất
khó giải quyế
Chuyện bức xúc từ những cuộc di dời giải tỏa
gần đây xuất hiện thường xuyên trên phương tiện thông tin đại chúng đã
và đang chiếm tỉ lệ lớn nhất trong các vụ khiếu kiện đông người. Địa
phương nào tốc độ đô thị hóa càng nhanh tiếp nhận càng nhiều dự án đầu
tư thì càng phải thực hiện nhiều dự án di dời giải tỏa tái định cư
và hầu hết kéo theo đó là một số lượng càng cao dân chúng rơi vào tình
trạng khó khăn.
TPHCM cũng không ngoại lệ. HĐND TPHCM vừa qua đã thực hiện một
chương trình tham vấn về vấn đề này và kết quả cho thấy là có quá nhiều
bức xúc từ các dự án tái định cư. Thậm chí có những nơi chỉ 20% người
dân có cuộc sống ổn định sau khi tái định cư. Nguyên nhân đã được chỉ
rõ là do các chương trình tái định cư rất chắp vá hầu hết các dự án cứ
thực hiện rồi mới chạy vạy kiếm quỹ nhà đất thiếu các biện pháp hữu
hiệu hỗ trợ người dân tái định cư an cư lạc nghiệp thiếu điều tra xem
cuộc sống của người dân sau đó ra sao...
Tại hội thảo Góp ý kiến về thực hiện chính sách nhà ở tái định
cư do Ban Pháp chế HĐND TPHCM phối hợp với Báo NLĐ tổ chức ngày 21-11
vừa qua Chủ tịch HĐND TPHCM Phạm Phương Thảo cho biết ngay từ năm
1998 Thành ủy đã có nghị quyết nêu rõ: “Chính sách bồi thường phải bảo
đảm tái tạo được nơi ở mới cuộc sống mới của người bị giải tỏa phải
bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ”. Nhưng thực tế ở TPHCM lại không khác gì TP
Huế và hầu hết các địa phương cả nước cũng gặp phải thực trạng: chủ
trương chính sách về công tác bồi thường giải tỏa tái định cư không
thiếu thậm chí rất tốt; nhưng việc thực hiện trên thực tế còn có một
khoảng cách xa vời. Sự yếu kém của hoạt động giám sát đã bộc lộ rất rõ
trong trường hợp này.
Những gì đã diễn ra của các hộ dân ở Huế sau 9 năm tái định cư
là hậu quả từ một cách làm thiếu đồng bộ của sự quan tâm không đúng
mức. Đây là bài học thực tiễn sâu sắc còn nguyên tính thời sự cho tất
cả các địa phương các cơ quan chức năng trong việc tổ chức di dời
giải tỏa tái định cư.
Các địa phương trong cả nước đang đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa.
Những cao ốc chọc trời những khu đô thị kiểu mẫu thi nhau mọc lên
nhưng đừng nhầm tưởng vì thế mà dễ đẩy lùi đói nghèo và tệ nạn.
Ca khúc Mùa đông - Thơ Nguyễn Quyết Thắng - Nhạc Trung Kim - Ca sĩ Hồng Hạnh - Phối khí Vĩnh hà
Bài thơ: Mùa đông Lạnh thế Mùa đông Dẫu không tiếng gió lùa Buồn thế Mùa đông Dẫu không lời trách cứ Hỏi nắng sao không đến cùng ta tâm sự Cứ để cho mưa lặng lẽ kéo về?
Trước khi lấy An Hằng là một cô gái
duyên dáng được nhiều chàng trai theo đuổi. Nhất là Tâm một kỹ sư trẻ mới ra
trường và là con trai duy nhất của một chủ tiệm vàng giàu có ở Đà Nẵng. Từ khi
Hằng còn học lớp 11 trường trung học Sao Mai cho đến mấy năm sau Tâm vẫn chưa
lúc nào chịu từ bỏ lời van nài đòi cưới Hằng làm vợ. Nhưng Hằng vẫn không một
chút nào rung động con tim. Khi Hằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm và chuyển ra
Huế dạy học thì gặp An. Chẳng hiểu sao ngay cái ánh mắt đầu tiên với An thì
Hằng đã xao động bối rối. Cuối cùng thì yêu An và lấy An. Thật ra An cũng đâu
có gì nổi bật hơn Tâm lại con nhà nghèo nữa. Nhưng ở An có một lực hấp dẫn đối
với phái nữ và đã có nhiều cô gái đẹp gợi mở tình cảm với An. Có lẽ trong hai
tâm hồn có sẵn sự đồng điệu một kiểu cách kiêu sa để rồi ai cũng sợ mất tình
cảm nên nhanh chóng chiếm hữu nhau chăng?
Về như từ xa xăm rêu phong phủ kín mặt Cỏ hoa ngộ nhận tưởng thân quen nở nụ cười Sao lại chồng chất ma chay cưới hỏi vào một chuyến Khoảng cách bi hài gần thế ư Đâu có bao xa một chặng đường Mà như ngàn năm mới thấy mặt
Cứ trách đi con đã biết lỗi rồi Bởi cứ lăn lóc trên sỏi đá riết hồn chai Đã bụi bặm lem luốc suốt một đời Đâu có thời gian nghĩ tới riêng tư
Nội thắp đuốc tìm một người hiểu mình Nhiều khi còn khó hơn tìm một người tình Một người vợ có tấm lòng như mẹ càng không thể Thế mà cứ phải gắn kết đời mình theo quy luật tự nhiên
Gió mây đang khóc sao hồn lặng lẽ Biết mẹ trách con xin nhận Con nào có phút giây thanh thản Xưa biết thế con rẽ vào lối khác Có thể bây giờ con là quan chức
Mẹ nằm trên cao con cũng yên tâm rồi Chứ ở dưới phố con tối ngày tát nước Mẹ tách bạch thế gian vậy mà thanh thản Chứ mẹ ngừng thở rồi thì đâu có sợ ô nhiễm môi trường
Thôi con về mẹ ở lại với núi rừng Con biết mẹ khóc nên trời mây cũng khóc Nhưng bổn phận làm người cứ níu con dưới phố Chắc mai mốt phải tách hồn con khỏi xác Lên yên nghỉ với mẹ ở đây thôi
Bởi ba thích con trai nên năm chị em tôi
ra đời. Ừ mà mẹ bệnh mất sớm đó chứ không thì cũng ra đời thêm vài "mẹc" nữa.
Nhưng từ khi mẹ mất thì ba trở chứng đau tim. May mà lúc nào ba cũng vui khi được
"cả thế gian" ca ngợi rằng nhờ có phúc đức mà "ngũ long công chúa" xuống đầu
thai làm con ba. Rồi ba lại lo cái chuyện có con gái trong nhà thì như bom nổ
chậm. Thế là ba lại càng gó bó kiểm soát giờ giấc đi về và cuộc sống bên ngoài
xã hội của chúng tôi. Nếu ngoài giờ đi làm đi học mà chúng tôi hiện diện ở nhà
thì ba rất yên tâm.